Đăng bởi
Hươngg
Ngày tham gia 30/12/2017

Pha Mặt trăng là gi?

Đăng lúc Thứ sáu - 09/11/2018 11:30
Thảo luận trong mục Khoa học Trái Đất, 254 lượt xem

Quan sát Mặt Trăng trong một tháng chúng ta thấy trăng hình lưỡi liềm rồi đến trăng khuyết rồi trăng tròn, sau đó lại lặp lại. Mỗi một chu kì như vậy gọi là một pha của mặt trăng. Vậy điều gì tạo ra pha mặt trăng?

Trả lời (1)     Thích (0)      In   

Đăng bởi
Vũ thị yến
Ngày tham gia 30/12/2017

Đăng lúc Thứ sáu - 09/11/2018 11:31

Ông Shoshana Weider, nhà khoa học đang làm việc tại Viện Khoa học Mặt Trăng của NASA, nói rằng pha mặt trăng diễn ra do bề mặt Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và chúng ta quan sát được sự phản chiếu đó từ Trái Đất. Do vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời với nhau, chúng ta thấy pha mặt trăng có chu kì khoảng 29,5 ngày.

Một pha trăng gồm những giai đoạn nào?

Ngoài những thời điểm Mặt Trăng đi vào vùng tối do Trái Đất che mất ánh sáng Mặt Trời (tức là thời gian có nguyệt thực), thì một nửa bề mặt Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng và nửa kia luôn nằm trong bóng tối.

Thỉnh thoảng từ Trái Đất có thể nhìn thấy toàn bộ nửa sáng của Mặt Trăng, hay chính là những ngày trăng tròn. Những lúc khác chúng ta chỉ thấy một phần của một nửa đó, là khi trăng khuyết hoặc trăng lưỡi liềm. Và có cả những ngày chúng ta không thấy trăng đâu cả, hay còn gọi là trăng non.

Một chu kì trăng hay một tháng mặt trăng bắt đầu bằng 3-4 ngày chúng ta không nhìn thấy trăng, sau đó là 3-4 ngày trăng lưỡi liềm, rồi độ 3-4 ngày trăng khuyết, rồi đến 2-3 ngày trăng gần tròn và cuối cùng là trăng tròn đầy.

Từ ngày đầu tiên của chu kì cho đến khi trăng tròn là khoảng 2 tuần. Nhìn Mặt Trăng có vẻ như tròn đầy trong khoảng 2-3 ngày nhưng thực sự trăng chỉ tròn đầy trong một vài khoảnh khắc của một ngày cụ thể.

Sau ngày trăng tròn là nửa sau của tháng mặt trăng, tức là trăng bắt đầu lại khuyết dần: gần tròn, khuyết ¼ rồi lưỡi liềm, cuối cùng lại là trăng non.

Nhật thực chỉ xảy ra vào những ngày trăng non, khi mà Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với một góc nghiêng hơn so với Trái Đất quay quanh Mặt Trời cho nên chỉ thỉnh thoảng vào kì trăng non mới có Nhật thực.

Tương tự như vậy, nguyệt thực chỉ xảy ra vào lúc trăng tròn, khi mà Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Pha trăng trong quan niệm dân gian và trong lịch sử

Ví dụ, dân gian Việt Nam có câu “trai mùng một, gái ngày rằm” để dự đoán tính cách của những đứa trẻ sinh ra vào ngày trăng non và trăng rằm sẽ rất đặc biệt. Hay bên phương Tây người ta cho rằng vật nuôi được làm thịt vào những ngày trăng lớn dần thì ăn sẽ ngon hơn và với ngư dân thì những ngày câu được nhiều cá nhất là nửa tháng đầu của pha trăng.

Lịch làm việc hiện nay của chúng ta là dựa theo chuyển động của Mặt Trời, nhưng một số loại lịch cổ xưa của người Babilon (vùng Trung Đông) cách đây khoảng 2.500 năm là dựa theo chuyển động của Mặt Trăng. Và các pha trăng ngày nay vẫn được áp dụng để xác định thời điểm cho nhiều nghi lễ tôn giáo, chẳng hạn như các ngày lễ của đạo Islam và đạo Do Thái được tính theo tháng mặt trăng.

Lễ Phục sinh cũng được tính là ngày Chủ nhật đầu tiên sau kì trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Các ngày lễ tết cổ truyền của người Việt Nam cũng tính theo lịch mặt trăng.

Pha Mặt trăng là gi?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Khoa học Trái Đất