Đăng bởi
Hương Trần
Ngày tham gia 29/12/2017

Nguyệt thực toàn phần 2015: Nguyệt thực hay Mặt trăng máu là gì?

Đăng lúc Thứ ba - 23/08/2016 10:27
Thảo luận trong mục Khoa học Trái Đất, 409 lượt xem

Có ai có thể giải thích hiện tượng Nguyệt thực là gì không ???

Trả lời (1)     Thích (0)      In   

Đăng bởi
Nguyễn Thị Huyền
Ngày tham gia 29/12/2017

Đăng lúc Thứ năm - 25/08/2016 10:38

Ngày 4/4/2015, hiện tượng nguyệt thực toàn phần 2015 sẽ diễn ra. Nhiều người thắc mắc: Nguyệt thực toàn phần là gì? Vị trí quan sát nguyệt thực thích hợp nhất ở đâu?...

Nguyệt thực toàn phần 2015: Nguyệt thực hay Mặt trăng máu là gì?

Ngày 4/4/2015, hiện tượng nguyệt thực toàn phần 2015 sẽ diễn ra. Nhiều người thắc mắc: Nguyệt thực toàn phần là gì? Vị trí quan sát nguyệt thực thích hợp nhất ở đâu?...

Màu vàng bên trái là mặt trời, ở giữa là Trái Đất, bên phải là Mặt Trăng đang di chuyển vào bóng của Trái Đất.

Nguyệt thực toàn phần là gì?

Nguyệt thực (hay còn gọi là hiện tượng Mặt Trăng máu). Đây là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực.

Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

Có ba kiểu nguyệt thực chính: Nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực toàn phần. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng, sẽ có nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực toàn phần 2015

Ngày 4/4/2015, hiện tượng nguyệt thực toàn phần 2015 sẽ diễn ra.

Vào lúc 16 giờ 1 phút Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối; pha một phần bắt đầu lúc 17 giờ 15 phút; pha toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 phút; đạt cực đại lúc 19 giờ 00 phút.

Pha toàn phần sẽ kết thúc lúc 19 giờ 2 phút; pha một phần kết thúc lúc 20 giờ 44 phút. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21 giờ 59 phút và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.

Người yêu thiên văn ở Việt Nam từng quan sát hiện tượng tương tự ngày 8/10/2014. Nguyệt thực một phần tiếp theo ở Việt Nam sẽ diễn ra ngày 8/8/2017. Nguyệt thực toàn phần xuất hiện một năm sau đó, vào ngày 31/1/2018.

Vị trí quan sát nguyệt thực toàn phần

Theo kinh nghiệm của những người quan sát thiên văn, mọi người muốn quan sát nguyệt thực toàn phần cần lựa chọn khu vực rộng rãi và không bị nhà cao tầng cản trở, nơi có không khí trong lành và tránh ánh sáng đèn.

Ngọc Khánh (t.h)

Nguồn tin: Theo infonet.vn

Nguyệt thực toàn phần 2015: Nguyệt thực hay Mặt trăng máu là gì?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Khoa học Trái Đất