Đăng bởi
Deer Tấn
Ngày tham gia 29/12/2017

Gia tăng số người mắc ung thư, vì đâu?

Đăng lúc Thứ hai - 08/08/2016 09:56
Thảo luận trong mục Y tế, 439 lượt xem

Tại sao xã hội bây giờ tỉ lệ ung thư ngày càng cao hả mọi người ???

Trả lời (2)     Thích (0)      In   

Đăng bởi
Bùi Thị Dùng
Ngày tham gia 29/12/2017

Đăng lúc Thứ ba - 09/08/2016 10:08

Sự gia tăng số người mắc ung thư không thể không có căn nguyên từ ô nhiễm đất, không khí, nước và từ chính thói quen sử dụng hóa chất bữa bãi

“Làng ung thư” là một khái niệm được biết đến khoảng 5 năm trở lại đây để nói về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của nhiều vùng quê.

Theo một công bố cách đây 3 năm của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có tới 37 “làng ung thư”. Cũng trong vòng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện, 70.000 người chết mỗi năm vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với trước đây.

Sự gia tăng số người mắc ung thư không thể không có căn nguyên từ ô nhiễm đất, không khí, nước và từ chính thói quen sử dụng hóa chất bừa bãi, hủy hoại môi trường.

37 làng ung thư trải khắp 22 tỉnh thành phố từ Bắc vào Nam cho thấy nông thôn đã không còn yên bình với cây đa, bến nước, sân đình, nước giếng khơi trong vắt, ngọt lịm. Tại 37 ngôi làng không yên ả ấy, 5-10 năm qua đã có gần 1200 người chết vì căn bệnh ung thư và 380 người mắc ung thư ở các xã lân cận…

Làng Thạch Khê, xã Thạch Sơn thuộc huyện Lâm Thao, Phú Thọ là ngôi làng chiếm giữ một “kỷ lục” đau lòng: làng có số người chết vì bệnh ung thư nhiều nhất- 139 người. Còn tại làng Cờ Đỏ thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An, có hộ gia đình 5 người mắc ung thư và 3 trong số đó đã chết… Những con số đau lòng đó không thể không liên quan tới mức độ ô nhiễm nghiêm trọng ở nông thôn hiện nay.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở nước ta hiện nay có hàng trăm làng nghề có quy trình sản xuất liên quan mật thiết tới những hóa chất độc hại như làng nghề tái chế chì, gỗ, sắt, thủy sản, sản xuất giấy... Một trong số đó là làng tái chế ắc quy Đông Mai thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, ngôi làng hơn 30 năm nay sống bằng nghề tái chế ắc quy hoàn toàn theo cách thủ công.

Hóa chất trong pin, ắc quy (chủ yếu là chì) được xả trực tiếp theo kênh mương ra cánh đồng, khiến nhiều diện tích của làng không cấy trồng được. 65% số trẻ trong làng bị nhiễm độc chì cần phải điều trị thải bỏ do chậm phát triển trí tuệ với chi phí điều trị sơ bộ mỗi em lên tới 240 triệu đồng.

Cách đây không lâu, Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cho thấy ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ở mức báo động, trong đó ô nhiễm nước ở nông thôn diễn ra nghiêm trọng nhất và là căn nguyên của nhiều loại bệnh tật nguy hiểm với người dân.

Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 được dành riêng cho Môi trường nông thôn trước hết bởi tính nghiêm trọng của vấn đề, cũng như thực tiễn khó khăn trong thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Không ít xã thực hiện nông thôn mới đã có trụ sở khang trang, đường làng ngõ xóm đẹp nhưng lại không có khu tập kết và thu gom rác thải. Người dân chỉ biết sạch nhà mình còn rác thì xả bừa bãi ra đường làng ngõ xóm. Ruộng cũng trở thành bãi rác tự phát với thành phần độc hại ngấm vào ruộng lúa, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

Theo thông kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp ở Việt nam đã giảm khoảng 1/3 nhưng thuốc trừ cỏ lại tăng lên hơn 2 lần so với năm 2008. Trong một thống kê khác, trung bình ở Việt Nam hiện nay, lượng phân bón được sử dụng nhiều gấp 6 lần so với khuyến cáo khiến tình trạng suy thoái đất ở nhiều nơi diễn ra nghiêm trọng.

Thử hình dung, một gia đình không ăn rau còn nguyên thuốc trừ sâu do mình trồng hoàn toàn có thể trở thành bệnh nhân ung thư khi ăn phải lợn siêu nạc của một gia đình khác và ngược lại. Những công nhân của một doanh nghiệp xả thải xuống sông hoàn toàn có thể uống phải nước từ chính con sông bị đầu độc đó.

Đáng tiếc là đến giờ vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng về việc tầm soát mức độ ô nhiễm ở các vùng nông thôn; chưa có một văn bản chuyên biệt quy định một cách hệ thống việc quản lý môi trường ở khu vực này. Các quy định còn nằm phân tán ở nhiều lĩnh vực, thiếu tính gắn kết, thậm chí nhiều nội dung còn bị bỏ ngỏ.Với mong muốn không còn những ngôi “làng ung thư” ở Việt Nam, TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường từng đề xuất “nên có một “nhạc trưởng” kiểm soát tất cả những vấn đề liên quan đến môi trường ở nông thôn”.

Nếu ai từng đến Bệnh viện K Hà Nội, nơi mà mức độ quá tải lên tới 300% sẽ thấu hiểu phần nào tình cảnh của những người nông dân phải bán cả ruộng vườn lên thành phố chữa bệnh ung thư. Bệnh từ nhiều nguyên nhân nhưng không thể không liên quan tới mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nông thôn. Tăng trưởng với những ngôi làng ung thư rõ ràng sẽ trở nên vô nghĩa, cũng giống như việc sẽ không có nông thôn mới nếu thất bại trong tiêu chí môi trường.

 Mỹ Hà/VOV1

Nguồn tin: (Báo điện tử Bộ Xây dựng)

 


 

Đăng bởi
Nguyễn Thị Huyền
Ngày tham gia 29/12/2017

Đăng lúc Thứ năm - 18/08/2016 10:00

Vì sao ung thư, bệnh tật ngày càng nhiều?

Khi "nhồi" vào cơ thể quá nhiều đạm động vật so với tỉ lệ rau, củ sẽ khiến cơ quan nội tạng bị quá tải, tích độc tố, làm biến đổi tế bào gốc và tạo ra nhiều loại bệnh.  

 

15 năm trước, những ngày đầu tiên của một chàng trai Hải Phòng trên đất Sài Gòn, tôi luôn có cảm giác tự hào mỗi khi nghe câu “ăn Bắc, mặc Nam”. Tôi tự hào vì sự sành ăn của người Bắc với những món ăn đậm đà, thơm ngon, rất khác so với vị ngọt lợ từ đường của những món ăn miền Nam.  

Thế nhưng, 15 năm sau trở lại Hải Phòng để chăm bố bị bệnh, tôi thực sự kinh sợ cách ăn uống của miền Bắc. Món ăn Bắc vẫn rất ngon, rất "chất" nhưng mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng.

Trong mỗi bữa ăn nhất thiết phải có sự cân bằng giữa thịt, cá, tôm, trứng và rau củ, đặc biệt là hạn chế các món ăn nướng.

Từ Hải Phòng rồi đến Hà Nội, tôi đến nhà ai ăn cơm cũng vậy, những món thịt xào, nướng thơm lừng, béo ngậy luôn chiếm từ 3 đến 4 đĩa, trong khi chỉ có một đĩa rau nho nhỏ. Tôi ra ngoài quán, phần cơm có một đĩa thịt rất to và một đĩa rau nhỏ xíu. Và mỗi lần ăn ở ngoài như vậy, tôi lại phải về nhà nấu thêm rau ăn bổ sung.  

Phải chăng mọi dân cho rằng thịt, cá, tôm, trứng... mới là ngon, là chất, là bổ? Chính vì suy nghĩ lệch lạc này mà người ta ngày càng nhiều bệnh, bệnh viện luôn quá tải.

Béo phì, máu nhiễm mỡ, suy gan, suy thận, tiểu đường, ung thư... tất cả đều có nguyên nhân chủ đạo từ thói quen ăn uống thiếu khoa học mà ra. Người dân bây giờ đang ăn để bệnh chứ không phải ăn để khỏe.   

Khi "nhồi" vào cơ thể một lượng đạm động vật quá nhiều so với tỉ lệ rau, củ, quả sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị quá tải, tích độc tố trong cơ thể, làm biến đổi tế bào gốc và tạo ra các bệnh trên.  

Do đó, trong mỗi bữa ăn nhất thiết phải có sự cân bằng giữa thịt, cá, tôm, trứng... và rau củ, đặc biệt là hạn chế các món ăn nướng. Như vậy sẽ giúp giảm tải cho hệ tiêu hóa, thức ăn được hấp thụ, chuyển hóa tốt hơn, cơ thể quân bình và khỏe mạnh hơn. Thậm chí, góp phần đẩy lùi các bệnh như tiểu đường, ung thư...  

Gia tăng số người mắc ung thư, vì đâu?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Y tế