Đăng bởi
Bùi Thị Dùng
Ngày tham gia 29/12/2017

Khái niệm về bát quái, âm dương và ngũ hành?

Đăng lúc Thứ năm - 04/08/2016 09:32
Thảo luận trong mục Xã hội học, 1280 lượt xem

Có ai biết về vấn đề này không chia sẻ cho minh chút kiến thức nhé !!! . Mình cảm ơn trước nhé !

Trả lời (1)     Thích (0)      In   

Đăng bởi
Nguyễn Thị Huyền
Ngày tham gia 29/12/2017

Đăng lúc Thứ sáu - 05/08/2016 09:51

Bát quái (nghĩa là "tám biểu tượng") là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ,...

Xin cho biết các khái niệm về bát quái, âm dương và ngũ hành? 
Bạn Nguyễn Thái Xuân (huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá) 
Bát quái (nghĩa là "tám biểu tượng") là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.
Tư tưởng bát quái xuất hiện vào thời gian chuyển tiếp giữa nhà Ân và nhà Chu ở Trung Quốc trước đây. Người ta cho rằng thế giới do 8 loại vật chất cấu tạo thành. Đó là kiền (trời), khôn (đất), chấn (sấm), tốn (gió), khảm (nước), li (lửa), cấn (núi) và đoài (đầm).
Kiền và khôn là hai quẻ giữ vai trò đặc biệt, là căn nguyên tối cao và đầu tiên của mọi sự vật, mọi hiện tượng trong vũ trụ. Lần lượt lấy hai quẻ của bát quái chồng lên nhau theo thứ tự sẽ được 64 quẻ kép (gọi là trung quái), tượng trưng cho mọi sự biến hoá của mọi vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội. Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ này và có những lời bình giải cho từng quẻ.
Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo và được ghi chép trong kinh dịch (2800 TCN). Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo phái của Trung Quốc.
Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý - lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được.
Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương Nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam.
Cư dân phương Nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời dưỡng". Chính vì thế mà hai cặp "mẹ-cha", "đất-trời" là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương.
Ngũ hành, theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: mộc, hỏa, thổ, kim và thủy . Năm trạng thái này, gọi là ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.
Học thuyết ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tương sinh và tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. Trong mối quan hệ tương sinh thì mộc sinh hỏa; hỏa sinh thổ; thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Trong mối quan hệ tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục, bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự...
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học. Về mặt xã hội thuyết ngũ hành cho rằng mọi biến động của lịch sử loài người đều là quá trình tuần hoàn của “Năm đức” vì lịch sử loài người cũng do 5 yếu tố ấy chi phối.  
GS.NGND NGUYỄN LÂN DŨNG

Theo Nongnghiep.vn

 


 

Khái niệm về bát quái, âm dương và ngũ hành?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Xã hội học