Đăng bởi
Hươngg
Ngày tham gia 30/12/2017

Các thủ tục để tránh sao chép sản phẩm

Đăng lúc Thứ năm - 27/09/2018 20:27
Thảo luận trong mục Kinh tế và kinh doanh, 188 lượt xem

1. Nội dung trả lời
Về vấn đề tên sản phẩm/nhãn hiệu sản phẩm:

Theo như thông tin của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn muốn đưa tên quê hương bạn (tên địa danh) vào trong tên sản phẩm mà bạn sản xuất ra và băn khoăn như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật không.

Theo quy định tại Tiết g, Điểm 39.3, Tiểu mục 39 quy định Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bạn không được sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Ví dụ: Một cá nhân hay một doanh nghiệp không thể yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi; Bát Tràng cho các sản phẩm gốm, Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều, Hưng Yên cho sản phẩm nhãn lồng…

Địa danh chỉ được bảo hộ khi nó được đăng ký dưới dạng chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể. Trong trường hợp này, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.

Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu bạn không thuộc tập thể sở hữu nhãn hiệu tập thể nào hoặc nếu quê hương bạn không được bảo hộ như chỉ dẫn địa lý nào đối với loại trái cây bạn dùng làm nguyên liệu thì khi bạn đưa tên quê hương bạn vào tên của sản phẩm, thì nhãn hiệu sản phẩm của bạn sẽ không thể đăng ký bảo hộ theo pháp luật.

Về vấn đề kiểu dáng bao bì sản phẩm:

Theo như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn đang muốn đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng bao bì sản phẩm. Theo các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, việc đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng bao bì sản phẩm được thực hiện dưới hình thức đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Để kiểu dáng bao bì sản phẩm đăng ký bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp, thì kiểu dáng bao bì sản phẩm của bạn phải đáp ứng các điều kiện và không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, cụ thể:

a. Điều kiện kiểu dáng bao bì sản phẩm của bạn được đăng ký bảo hộ  

Theo Điều 63, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, để được đăng ký bảo hộ kiểu dáng bao bì sản phẩm đáp ứng 03 điều kiện là: Có tính mới; Có tính sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.

b. Kiểu dáng bào bì sản phẩm không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 64, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng bao bì sản phẩm của bạn không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;

- Kiểu dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ,

2. Thủ tục đăng ký kiểu dáng bao bì sản phầm

a. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng bao bì sản phẩm:

- Bản mô tả đặc điểm, kiểu dáng bao bì;

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh (2 bản sao y công chứng);

- Bộ ảnh chụp/bản vẽ theo các hướng: Tổng thể, phía trước, phía sau, bên phải, bên trái, trên xuống, dưới lên;

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn trong trường hợp tác giả Kiểu dáng công nghiệp không phải là người nộp đơn;

- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm được chế tạo theo Kiểu dáng bao bì;

- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng bao bì và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ kiểu dáng bao bì và bao gồm các nội dung sau:

   + Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng bao bì

   + Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno)

   + Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

   + Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ kiểu dáng bao bì

   + Bản chất của kiểu dáng bao bì, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng bao bì yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Quyền ưu tiên dành cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một Kiểu dáng công nghiệp.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;

- Qua bưu điện.

c. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;                                                   

- Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.

d. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Trả lời (0)     Thích (0)      In   

Các thủ tục để tránh sao chép sản phẩm

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Kinh tế và kinh doanh