Đăng bởi
Vũ thị yến
Ngày tham gia 30/12/2017

Ngày Đông chí vì sao có đêm dài nhất ở Bắc bán cầu?

Đăng lúc Thứ ba - 07/03/2023 00:00
Thảo luận trong mục Địa lý kinh tế và xã hội, 1141 lượt xem

Vào ngày Đông chí, bán cầu nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất, ban đêm trở nên dài nhất ở Bắc bán cầu. 

Vì sao lại như thế?

Trả lời (1)     Thích (1)      In   

Đăng bởi
Lê huỳnh như ý
Ngày tham gia 30/12/2017

Đăng lúc Thứ ba - 25/12/2018 10:53

Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam. Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa hè của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Đông chí chính là ngày giữa mùa đông, chữ Chí (至) trong Đông chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng nam trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía bắc.
 Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm
 ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam. 

Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.
Ngày Đông chí năm 2018 rơi vào ngày 21/12/2018 và kết thúc tiết Đông chí ngày 5/1/2019.
Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc bán cầu.

Ngày Đông chí có gì đặc biệt?

Trái Đất của chúng ta không nằm thẳng, mà nó nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Nên vào ngày Đông chí, bán cầu nam của Trái Đất chúng ta sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.
Ngày Đông chí ở Việt Nam không có gì đặc biệt cho lắm. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới chọn ngày này là một ngày lễ hội.
Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí vào tháng 12. Ngày Đông chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng nam, ngày Hạ chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng Bắc.
Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông chí lại là ngày bắt đầu mùa đông. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này.
Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight.

Ngày Đông chí vì sao có đêm dài nhất ở Bắc bán cầu?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Địa lý kinh tế và xã hội