Đăng bởi
Khanh Huong
Ngày tham gia 03/08/2017

GS Nguyễn Văn Tuấn: Những sự thật đào tạo Y, Dược

Đăng lúc Thứ tư - 02/12/2015 21:57
Thảo luận trong mục Khoa học sự sống- Sinh học, 1952 lượt xem

Ngoài điểm thi THPT và điểm thi tuyển chuyên ngành y, ứng viên còn phải trải qua một cuộc phỏng vấn trực tiếp và phải vượt qua các kiểm tra khác.

Có nhiều trường hợp, các viện/trường khởi đầu rất khiêm tốn và vất vả, nhưng với đầu tư tốt, và theo thời gian họ có thể vượt qua những trường lâu đời.

Hơn thế, tôi nghĩ câu hỏi quan trọng hơn là đầu vào nào? Nếu nói đầu vào là điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thì tôi e rằng ông hiệu trưởng, GS Trần Phương, có lí khi nói câu trên.

Tôi không biết ở Việt Nam có ai làm nghiên cứu chưa, nhưng ở Úc và Mĩ, người ta đã nghiên cứu và kết luận rằng điểm thi THPT không có liên quan đáng kể với thành tích lúc học ở trường y.

Nếu dùng thang đo tương quan từ 0 đến 1, thì mối tương quan giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học trong thời gian theo học ở trường y chỉ 0,15! Nói cách khác, điểm thi THPT không phải là yếu tố tốt để đánh giá được khả năng của một bác sĩ tương lai.

 

Sự thật trên dẫn tôi đến một đề nghị quan trọng. Tôi nghĩ các trường y ở Việt Nam cần phải cải cách qui trình tuyển chọn sinh viên. Theo tôi, tuyển chọn sinh viên y khoa phải đáp ứng 2 mục tiêu: một là chọn người học thích hợp với ngành nghề; thứ hai là chọn người có khả năng thành một bác sĩ có tài và có tâm trong tương lai.


Đó là qui trình tuyển chọn mà nhiều đại học trên thế giới áp dụng, tôi đề nghị các trường y nghiêm chỉnh của Việt Nam cũng nên theo mô hình này. Nói gì thì nói, cần phải khẳng định rằng sinh viên được tuyển chọn theo học y khoa phải là những học sinh xuất sắc nhất trong nhóm học sinh xuất sắc.Để đáp ứng hai mục tiêu đó, việc tuyển chọn sinh viên phải dựa trên hai nhóm tiêu chuẩn liên quan đến học thuật, và ngoài học thuật. Do đó, xu hướng mới của tuyển sinh ngành y là ngoài điểm thi THPT và điểm thi tuyển chuyên ngành y, ứng viên còn phải trải qua một cuộc phỏng vấn trực tiếp và phải vượt qua các kiểm tra (test) về tâm lí và đạo đức.

Hướng đến mục tiêu, đào tạo bác sĩ tương lai có thực tài

PV:- Việc quản lý chất lượng đào tạo đội ngũ y, bác sĩ của một trường ngoài công lập không chuyên về y, dược đối với Bộ GD&ĐT, theo ông có gặp khó khăn gì hay không? Việc này có tạo ra tiền lệ cho các trường ngoài công lập khác, tiếp tục xin được đào tạo ngành học được coi là đặc thù này?

GS Nguyễn Văn Tuấn: - Chúng ta không thể đánh giá chất lượng đào tạo khi mà Trường còn chưa tuyển sinh viên. Chúng ta chỉ có thể đánh giá những yếu tố có liên quan đến chất lượng đào tạo như giảng viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm khoa học), bệnh viện, v.v.

Tôi nghĩ những thẩm định về những yếu tố trên nên để cho các hiệp hội y khoa hay một hội đồng độc lập thực hiện.

PV:- Theo ông, trường Đại học Kinh doanh và công nghệ phải làm gì, để đảm bảo được chuẩn đầu ra cho đội ngũ y, bác sĩ làm công tác khám, chữa bệnh trong tương lai?

GS Nguyễn Văn Tuấn: - Tôi nghĩ có lẽ nhiều người ở Việt Nam quen với tư duy đại học chuyên ngành, nên mới thấy ngạc nhiên, thậm chí khó chịu, khi một trường có cái tên chẳng dính dáng gì đến y khoa, mà lại mở chương trình đào tạo y khoa.

Nhưng như tôi giải thích ở trên, điều này rất bình thường, chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Ở đại đa số các đại học đa ngành ở nước ngoài, khoa y chỉ là một trong nhiều khoa mà thôi. Vấn đề là làm sao để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Trả lời câu hỏi của bạn, tôi sẽ lấy câu trả lời của ông khoa trưởng y khoa UNSW (Úc): các bác sĩ tương lai phải có kĩ năng lâm sàng tốt, phải có kiến thức về khoa học hiện đại, và kĩ năng truyền đạt thông tin.

Xuất phát từ 3 kĩ năng đó, chương trình đào tạo y khoa chẳng những phải đảm bảo sinh viên có cơ hội thực hành lâm sàng, mà còn phải có cơ hội tiếp xúc và thực hành khoa học thực nghiệm, và truyền đạt thông tin y học, hay nói thẳng là bác sĩ tương lai phải học đọc, học nói, và học viết.

Nói ngắn gọn hơn, trường đại học phải nhắm đến đào tạo các bác sĩ tương lai có thực tài, có kiến thức và phán xét tốt, dám dấn thân vì sức khoẻ cộng đồng, và sẵn sàng chấp nhận một khế ước đạo đức với xã hội.

- Xin cảm ơn GS đã chia sẻ với Đất Việt!

Trả lời (0)     Thích (1)      In   

GS Nguyễn Văn Tuấn: Những sự thật đào tạo Y, Dược

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Khoa học sự sống- Sinh học