Đăng bởi |
Đã có thuốc "hóa giải" tác hại của rượu?
Đăng lúc Thứ tư - 16/05/2018 10:00 Sau những chầu nhậu tưng bừng, điều khiến bạn sợ nhất là gì? Chính là những cơn đau đầu như búa bổ và cảm giác khát khô cổ họng. Yunfeng Lu - một giáo sư kỹ thuật hóa học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ (và tự nhận là một người mê rượu), đang cố gắng tìm ra giải pháp cho những tác động tiêu cực của rượu. Và các thử nghiệm trên chuột thí nghiệm đang cho thấy kết quả rất hứa hẹn. Viên thuốc mà Lu nghiên cứu chứa đầy các enzym tự nhiên thường được tìm thấy trong các tế bào gan, giúp cơ thể xử lý rượu nhanh hơn. Nó không chỉ giúp giảm những cơn đau đầu như búa bổ và khát khô cổ họng mà còn có thể dùng điều trị cho các trường hợp ngộ độc rượu. Để kiểm tra thuốc, đầu tiên giáo sư Lu và các cộng sự của ông đã làm cho rất nhiều con chuột say rượu. Sau đó, họ tiến hành điều trị cho chúng. Kết quả? Nồng độ cồn trong máu của những con chuột này đã giảm 45% trong vòng 4 giờ so với những con không được điều trị. Tất nhiên, chuột thì hiếm khi phàn nàn về những cơn đau đầu do quá chén, nhưng Lu thấy rằng mức độ acetaldehyde - một hợp chất độc hại gây ung thư, gây đau đầu và nôn mửa, làm cho mọi người đỏ mặt sau khi uống rượu và được sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất cồn bình thường - vẫn ở mức cực kỳ thấp. Tuy nhiên, lời khuyên của giáo sư Lu là "Đừng có chè chén say sưa". Nghiên cứu của ông nhằm mục đích giúp đỡ các bệnh viện, chứ không phải để cổ súy cho các "chiến binh cuối tuần". Giáo sư Lu và nhóm của ông đang kiểm tra để chắc chắn rằng không có tác dụng phụ nguy hiểm nào từ cách điều trị này. Nếu điều đó diễn ra tốt đẹp, các thử nghiệm trên người sẽ được bắt đầu trong khoảng một năm tới. Phòng ngừa những cơn đau đầu do quá chén là một ngành kinh doanh béo bở đối với một số công ty. Ở một số nơi thậm chí còn có các loại đồ uống, trang phục và thậm chí là rượu không gây đau đầu. Mặc dù vậy, kết quả của tất cả những điều này vẫn còn gây tranh cãi. |
Đã có thuốc "hóa giải" tác hại của rượu? Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập
|
|
Thảo luận khác
|
Gửi thảo luận trong mục Dược học |