Đăng bởi
Hoàng Phúc
Ngày tham gia 30/12/2017

Một vài lưu ý khi chụp ảnh mùa kỷ yếu?

Đăng lúc Thứ tư - 31/05/2017 09:15
Thảo luận trong mục Kỹ thuật dân dụng, 880 lượt xem

Với một chiếc máy ảnh tầm trung và có khi chỉ là chiếc smartphone thông dụng bạn nào hướng dẫn mình gấp với, cám ơn!

Trả lời (1)     Thích (1)      In   

Đăng bởi
Vũ Thị Hồng Yến
Ngày tham gia 30/12/2017

Đăng lúc Thứ tư - 31/05/2017 09:21

Chào các bạn, tháng 5,6,7 là những tháng cao điểm của mùa ảnh kỉ yếu. Với một chiếc máy ảnh tầm trung và có khi chỉ là chiếc smartphone thông dụng là chúng ta có thể có những bức ảnh kỉ yếu để đời rồi. Với một vài kinh nghiệm nho nhỏ của mình, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn, những tay máy không chuyên như mình có thể có những bức ảnh vừa ý cho mình và cho cả bạn bè nữa !

I. Chuẩn Bị Trước Khi Đi
Để có những bức ảnh hoàn hảo và ưng ý nhất mà đỡ tốn thời gian căn chỉnh thì Mẫu phải được chuẩn bị kĩ càng về trang phục và đầu tóc

  • Đối với Nam : Nếu bạn thành viên trong lớp tham gia trực tiếp vào bức ảnh thì các bạn cần có trang phục đồng đều với nhau (Vest với quần âu..), như thế sẽ tạo sự thống nhất cho các tấm ảnh.
  • Đối với Nữ : Các bạn nên chọn cho mình những bộ áo dài thât phù hợp với hình dáng và tính cách của các bạn, phần trang điểm và phụ kiện như hoa, nón, mũ.... thì mình không rành lắm ^^!
  • Còn nếu bạn là người đi cùng chụp cùng, chụp hộ cho bạn bè của bạn thì bạn cũng cần quan tâm đầu tóc quần áo một chút nhé
  • Về Phần Thiết Bị : Đối với máy ảnh, để chụp chân dung bạn nên mang 1 ống 35-50mm, còn chụp bám sắt mặt bạn nên sử dụng các loại ống có tiêu cự trên 50mm hoặc hơn nữa. Với điện thoại thì các bạn có thêm 1 ống kính cho điện thoại thì càng tốt, nếu không thì cũng ok !

II.Phần Thao Tác Chụp Ảnh
1. Với các máy ảnh cơ DSLR cần lưu ý như sau :

  1. Chụp ảnh ngoài trời
    • Chụp đơn lẻ 1 người : Các bạn nên sử dụng ống có tiêu dự dài như 55,70,85mm..hoặc cao hơn nữa. Với các kiểu chụp lấy khuôn mặt hoặc đôi mắt của mẫu làm trong tâm thì bạn nên sử dụng ống có tiêu cự dài, như thế sẽ tránh làm cho khuôn mặt của mẫu bị méo hay vv... Làm mờ hậu cảnh boker với các mức khẩu f1.4,1.8,2.0... tùy vào các lens sẽ làm ảnh thêm phần lung linh hơn. 
    • Với chụp 1 nhóm người hoặc 1 tập thể: Thì bạn cần chú ý đến ánh sáng sao cho không bị khuất hay ngược sáng. Nên tạo dáng đồng đều cả nhóm, sắp sếp thứ tự cho đồng đều (thấp > cao, béo> gầy...)
  2. Chụp ảnh nơi có mái che. (Cửa lớp, cửa sổ hay dưới mái hiên)
    • Chụp đơn lẻ 1 người: Các bạn có thể sử dụng ống có tiêu cự ngắn(35, 50mm) với 2 cách tiếp cận chính chủ yếu thích hợp cho loại ảnh kỉ yếu như sau:
      1. [*]Chụp áp sát gần mẫu: Nên hướng dẫn mẫu quay chếch mặt về các vị trí nhìn khác nhau, có thể sử dụng chế độ ảnh RAW để tạo tông đen trắng(hoặc setup Picture Style: Monochrome) gây cảm xúc buồn bã khi chi tay trường lớp .... Nên kết hợp hiệu ứng mờ hậu cảnh boker với khẩu f1.4, 1.6, 1.8, 2.0....

         by , on Flickr
        Mình làm mất ảnh cũ, nên lấy tạm ảnh trên internet.

      2. Chụp xa hơn với khung cảnh có chiều sâu hơn: Với trường hợp này các bạn cũng có thể làm tương tự phần trên, với các mức khẩu thích hợp hơn và không nhất thiết cần các mức khẩu cao như ở trên.
  3. .Chụp ảnh trong lớp, trong phòng : Với các nơi như thế này thì ánh sáng thường khá yếu, vì thế ảnh thường bị tối màu. Các bạn cần điều chỉnh và chọn vị trí ánh sáng sao cho thích hợp nhất (mở cửa, bật đèn...). Nên để chế độ Auto White Balance(tự động cân bằng trắng) để tránh ảnh bị ám vàng. Cũng cần phài lưu ý khi sử dụng đèn flash nếu quá tối, nên điều chỉnh đèn hướng lên trần nhà, tránh đánh trực tiếp vào mẫu. Ngoài ra các ngoại cảnh rác ( bạn bè khác hay các vật phá rối) thì bạn nên dọn qua hay chọn vị trí chụp khác.

2. Đối với Smartphone
Với các chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể sử dụng kèm thêm các lens cho điện thoại để có thể có 1 chất lượng ảnh tốt nhất. Nhưng nếu bạn không có, thì việc tập trung chọn cảnh là điều tối quan trọng. Các mẫu Smartphone đều sử dụng tính năng auto là chính, điển hình như Iphone, vì thế bạn không cần quan trọng về thông số. Chất lượng hình ảnh, màu sắc đều có thể điều chỉnh thông qua các ứng dụng của khác như PhotoWonder, Camera 360...
Nhưng các góc độ chụp, hướng chụp thì bạn cần nắm rõ, để tạo dáng sao cho phù hợp.
Phần III. Sử Lí Ảnh 
Đây là phần cuối cùng và cũng là phần hoàn thiện cho bức ảnh bạn đã chụp. Với các bức ảnh chụp từ chế độ RAW bạn có thể căn chỉnh lại màu sắc, tốc độ.... Sau đó bạn hay tinh chỉnh 1 lần nữa trên PhotoShop, để làm mượt, mềm mại hay điều chỉnh màu của bức ảnh sao cho thích hợp nhất.

 

Một vài lưu ý khi chụp ảnh mùa kỷ yếu?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Kỹ thuật dân dụng