Đăng bởi |
GS Hồ Tú Bảo, một cầu nối khoa học Việt Nam - Nhật Bản
Đăng lúc Thứ tư - 18/11/2015 06:52 ![]() GS Hồ Tú Bảo làm việc với sinh viên trong Lab Nghiên cứu và giảng dạy tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản từ năm 1993, hằng năm GS Hồ Tú Bảo vẫn sắp xếp thời gian về Việt Nam 6-8 lần để tham gia các đề tài nghiên cứu, tổ chức hội nghị chuyên ngành, giảng dạy tại các chương trình liên kết… Ông xem đây là một phần của nhiệm vụ hợp tác khoa học Việt – Nhật mà ông và nhiều người khác đang nỗ lực trở thành những cầu nối hữu hiệu.
Hồi đó, hình như con người lãng mạn hơn…
học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin) đã giới thiệu tôi với các anh Phan Đình Diệu và Hồ Thuần, và tôi được nhận về phòng Lập trình của anh Thuần. Sau một năm tôi chuyển qua nhóm nghiên cứu mới về Lý thuyết Nhận dạng của anh Bạch Hưng Khang vì thấy hợp với ngành Toán ứng dụng hơn. Một lần thay đổi nữa là sau khi học xong thạc sĩ ở Pháp về nhận dạng xử lý ảnh, anh Diệu khuyên tôi xem liệu có thể chuyển qua học ngành Trí tuệ Nhân tạo không, vì theo anh đây là tương lai của Tin học. Và thế là tôi chuyển, dù cũng mất công hơn để chuẩn bị từ đầu. Từ hơn hai mươi năm qua tôi chỉ làm việc trong lĩnh vực Máy học (machine learning), một nhánh của Trí tuệ Nhân tạo, tức làm sao để máy tính có một số khả năng học tập của con người, mà bản chất là việc học do phân tích được các tập dữ liệu lớn để tìm ra các tri thức mới. Lúc đó ngành Máy học mới ở bước đầu, và một số người tiên phong trong ngành này tìm cách hợp tác với những người làm Toán thống kê. Ông thầy tôi là một người làm Toán thống kê, và gợi ý tôi theo hướng mới này. Bây giờ ngành Máy học đã trở thành một lĩnh vực sôi động của CNTT, từ lý thuyết sâu sắc đến ứng dụng khắp nơi, và Toán thống kê đã thành nền tảng của Máy học. Tôi thật may mắn đã gặp sự tình cờ này và vui vì đã quyết định theo con đường Máy học.
|
|
GS Hồ Tú Bảo, một cầu nối khoa học Việt Nam - Nhật Bản Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập
|
||
Thảo luận khác
|
Gửi thảo luận trong mục Tin học |