Đăng bởi

Ngày tham gia 06/10/2024

Truyền thông đại chúng là gì?

Đăng lúc Thứ ba - 22/03/2016 15:15
Thảo luận trong mục Thông tin đại chúng và truyền thông, 1183 lượt xem

Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. 

Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. 

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin. 

Truyền thông đại chúng là một khái niệm rộng, mỗi lĩnh vực ngành nghề trong xã hội đều có cách hiểu của riêng mình, tùy thuộc vào tác động, vài trò của truyền thông đối với lĩnh vực hoạt động ấy. 

Truyền thông đại chúng, xét về phương diện xã hội học là một quá trình xã hội, đó là quá trình truyền tải thông tin đến rộng rãi công chúng. Quá trình này được tiến hành thông qua các lọai hình báo chí như báo in, báo nói, báo hình, tức là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Ở đây, chúng ta cần phân định rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ truyền thông đại chúng (mass communication) và các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media). “Các phương tiện truyền thông đại chúng” như báo viết, phát thanh, truyền hình chỉ là những công cụ kỹ thuật hay những kênh truyền mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể tiến hành quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin cho người dân. Còn thuật ngữ “truyền thông đại chúng” là thuật ngữ được dùng để chỉ một quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin đến rộng rãi công chúng. 

Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ truyền thông đại chúng được sử dụng trong “Lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc về văn hoá, khoa học và Giáo dục”. Hiện nay, thuật ngữ này đã phổ biến rất rộng rãi các phương tiện truyền thông đại chúng, tác động hàng ngày, hàng giờ đến sự phát triển của từng lĩnh vực của xã hội. 

Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người trong xã hội. Con người khao khát thông tin, tìm kiếm thông tin về mọi mặt và chính các phương tiện truyền thông đại chúng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu ấy. Nhờ những sáng tạo vượt bậc của khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta có thể nắm bắt thông tin trên tòan thế giới một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất. Nhất là hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cho phép chúng ta cập nhập thông tin liên tục, nhanh chóng thông qua hệ thống Internet. 

Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trả lời (1)     Thích (0)      In   

Đăng bởi

Ngày tham gia 06/10/2024

Đăng lúc Thứ ba - 22/03/2016 15:15

Cùng thảo luận nhé các bạn

Xoá     Sửa     Trả lời     Thích (0)  

Truyền thông đại chúng là gì?

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Thông tin đại chúng và truyền thông