Đăng bởi
duc dung
Ngày tham gia 08/09/2017

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gene để tạo cây thông có khả năng chống chịu cao với sâu róm

Đăng lúc Thứ năm - 03/03/2016 16:43
Thảo luận trong mục Lâm nghiệp, 756 lượt xem

Thông nhựa, còn gọi là thông ta hay thông hai lá, có tên khoa học là Pinus merkusii Jungh & Vriese. Thông nhựa là loài thông nhịêt đới, thuộc chi Pinus, họ Pinaceae., có khả năng sinh trưởng và phát triển trên những lập địa nghèo dinh dưỡng, đất bị thoái hoá. Ở nước ta, thông nhựa được chọn là cây trồng chính trên một số vùng đất đồi nghèo kiệt của Hà Tây, Quảng ninh, Phú thọ, Thanh hoá, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và một số vùng ở Tây nguyên. Thông nhựa được trồng với mục đích chính là khai thác nhựa. Nhựa thông được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp sản xuất sơn, hoá chất tẩy, rửa v.v..Ngoài ra, gỗ thông nhựa do có vân đẹp nên cũng được sử dụng để đóng đồ thủ công mỹ nghệ, đồ mộc, trong xây dựng và công nghiệp giấy. Ngoài ra, do khả năng sống được trên những vùng đồi trọc, nghèo dinh dưỡng, thông nhựa còn được xem là cây giúp cải thiện môi trường, che phủ đất tốt.

Lượng nhựa thông sản xuất trong cả nước năm 2000 là 10.000tấn. Thông nhựa đã trở thành cây xoá đói, giảm nghèo cho nhiều địa phương vùng đồi núi khó khăn. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, nhiều rừng thông nhựa đã bị sâu bệnh hại tàn phá, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng. Một trong những loài sâu hại được các vùng trồng thông nhựa kêu cứu trong những năm gân đây là sâu róm (Dendrolimus punctatus Walker). Sâu róm đi thành đàn và đã ăn trụi lá thông, làm giảm sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là giảm năng suất nhựa thông. Theo thống kê của công ty sản xuất kinh doanh thông Hà Tĩnh, lượng nhựa của công ty thu được năm 2000 là 1.350 tấn, tuy nhiên, năm 2001, do bị sâu róm phá hại, lượng nhựa chỉ còn đạt 680 tấn. Hàng chục ngàn hecta thông nhựa của các địa phương khác cũng bị sâu róm tàn phá, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất. Từ những thực tế đó đã đặt ra một vấn đề bức xúc cho những người làm giống cây lâm nghiệp là cần phải chọn tạo được những giống thông có khả năng chống chịu cao với sâu bệnh hại nói chung và sâu róm nói riêng để hạn chế thiệt hại cho sản xuất, đặc biệt là giảm bớt khó khăn cho những vùng trồng thông vốn đã khó khăn.

Việc chọn tạo và cải thiện giống thông đã và đang được triển khai tại một số cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp như các công ty giống lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam), các trường đại học Lâm nghiệp v.v…. Những nghiên cứu này đã chú trọng đến việc tạo giống cây rừng có khả năng chống chịu sâu bệnh, trong đó có các giống thông. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh trưởng dài ngày của cây rừng nên cho đến nay vẫn chưa có giống thông nhựa nào chống chịu được với sâu róm được đưa vào sản xuất. Quá trình lai tạo theo phương pháp truyền thống này yêu cầu nhiều thời gian và công sức.

Trả lời (0)     Thích (0)      In   

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gene để tạo cây thông có khả năng chống chịu cao với sâu róm

Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập

Thảo luận khác

Gửi thảo luận trong mục Lâm nghiệp