Đăng bởi |
Xêmina của GS. Lưu Lệ Hằng - Cách nhìn mới về hệ mặt trời
Đăng lúc Thứ năm - 26/11/2015 23:21 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức buổi xêmina do GS. Lưu Lệ Hằng trình bày với tiêu đề "Cách nhìn mới về hệ mặt trời". Thời gian: 14h-16h30 ngày 24 tháng 7 năm 2015 Địa điểm: Hội trường tầng 10 - Thư viện Tạ Quang Bửu - ĐHBKHN Thông tin thêm: CÁCH NHÌN MỚI VỀ HỆ MẶT TRỜI Giả thuyết rằng hệ mặt trời không kết thúc ở Pluto (Diêm Vương Tinh) mà ngay rìa của hệ mặt trời còn có một vành đai các tiểu hành tinh đượcEdgeworth và Kuiper đưa ra vào những năm 1943-1951. Chỉ đến năm 1992, vật thể đầu tiên trong vành đai này mới được tìm ra bởi GS David Jewitt và GS Lưu Lệ Hằng. GS Lưu Lệ Hằng cùng với người thầy của mình, GS David C. Jewitt bắt đầu khảo sát bằng kính thiên văn để tìm kiếm những đối tượng trong Hệ Mặt trời mà tối thiểu xa như sao Thổ. Đến năm 1992, sau 5 năm tìm kiếm, bà phát hiện ra một số lượng lớn các vật thể nhỏ quay quanh Hệ Mặt trời và nằm ngoài sao Hải Vương. Nhóm vật thể này có tên là vành đai Kuiper. Các vật thể trong vành đai Kuiper là những tàn tích vật chất nguyên sơ của thời kỳ đầu hình thành nên Hệ Mặt trời. Chúng là những gì còn sót lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt trời, khi khí, bụi và băng đá trong vũ trù bồi tụ nên những hành tinh khí khổng lồ. Vành đai Kuiper đóng vai trò quan trọng đối với ngành thiên văn học vì đây là khu vực nguyên thủy nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời và mang theo thông tin về quá trình hình thành Hệ Mặt trời. Khám phá của Bà đã mở ra một bước ngoặt mới của ngành thiên văn học. TIỂU SỬ GIÁO SƯ LƯU LỆ HẰNG Giải thưởng: - Năm 1991, Hội Thiên văn Mỹ trao tặng Giải thưởng Annie J. Cannon về Thiên văn học. Để ghi nhận công lao của bà trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên bà đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu. - Năm 2012, Bà vinh dự nhận được hai giải khoa học danh giá: Giải thưởng Shaw và Giải thưởng Kavli. Đây là hai giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực thiên văn học. GS.TS. Lưu Lệ Hằng (tên thường gọi Jane X. Luu) sinh năm 1963 ở miền Nam, Việt Nam và sang Hoa Kỳ năm 1975. Bà học xuất sắc các môn khoa học và giành được một suất học bổng theo học ngành Vật lý tại trường Đại họcStanford. Năm 1984, sau khi tốt nghiệp, GS làm việc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, sau đó theo học chương trình sau đại học tại trường Đại học California, Bekerley. Ấn tượng bởi các hình ảnh về các hành tinh chụp bởi tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, bà quyết định theo đuổi chuyên ngành thiên văn học. Khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ Massachusetts, bà làm việc dưới sự hướng dẫn của GS David C. Jewitt, nghiên cứu về các vật thể di chuyển chậm bên ngoài hệ mặt trời. Năm 1992, sau 5 năm quan sát, họ đã tìm thấy thiên thể đầu tiên trong vành đai Kuiper nhờ sử dụng kính thiên văn 2,2 mét của Viện Đại học Hawaii, nằm ở Đài quan sát Mauna Kea, và nhờ đó đã phát hiện ra vành đai này với khoảng 70 ngàn thiên thạch. Phát hiện này là một bước tiến lớn, nó kết thúc những nghi ngờ về sự tồn tại của vành đai Kuiper và mở ra hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái Dương Hệ. Về các thiên thạch trong vành đai Kuiper, Giáo sư Lưu Lệ Hằng đã phát biểu:"Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy... Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì" Sau khi nhận bằng tiến sĩ, GS Lưu Lệ Hằng giảng dạy tại Đại học Harvard.Bà cũng từng làm giáo sư tại Đại học Leiden ở Hà Lan. Sau khi làm việc ở châu Âu, Bà trở lại Hoa Kỳ và làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT. Giáo sư hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Giáo sư thích du lịch và từng làm việc cho tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) tại Nepal, Giáo sư cũng thích các hoạt động ngoài trời và chơi vi-ô-lông-xen. Giáo sư lập gia đình với một nhà thiên văn học người HàLan-Ronnie Hoogerweft. |
Xêmina của GS. Lưu Lệ Hằng - Cách nhìn mới về hệ mặt trời Để thảo luận bạn phải đăng nhập thành viên. Đăng nhập
|
|
Thảo luận khác
|
Gửi thảo luận trong mục Vật lý |